Quy trình bảo trì - bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy - PCCC

icon

Quy trình bảo trì - bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy - PCCC tiêu chuẩn cho công trình

           Hệ thống phòng cháy chữa cháy – PCCC rất quan trọng trong các công trình như cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, …Đối với các công trình đã đưa vào sử dụng thì việc bảo trì - bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy – PCCC an toàn và đạt tiêu chuẩn là tiêu chí hàng đầu cho một công trình được đưa vào hoạt động. Meper – M&E sẽ mang đến cho khách hàng giải pháp tối ưu nhất về chi phí, chất lượng và thời gian khi nhận bảo trì - bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy – PCCC cho công trình của quý khách.

1. Sự cần thiết phải bảo trì, bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy - PCCC định kỳ?

          Một công trình sau khi đưa vào sử dụng một thời gian thì các máy móc, thiết bị của hệ thống phòng cháy chữa cháy - PCCC xuống cấp, hư hỏng nên cần triển khai bảo trì - bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy - PCCC để đảm bảo các máy móc, thiết bị như tủ báo cháy, đầu báo, nút nhấn, van, vòi, máy bơm nước, đường ống, ... hoạt động hiệu quả, đúng tiêu chuẩn thiết kế khi sự cố xảy ra. Nhờ đó, đảm bảo an toàn cho mọi người sinh sống, làm việc trong công trình và giảm thiểu được thiệt hại về cơ sở vật chất.
 

2. Quy định về bảo trì - bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy - PCCC

Thông tư 52/2014/TT-BCA ngày 28/10/2014 đã quy định rất rõ về việc bảo trì - bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy - PCCC. Quy định được chia rõ ra làm 2 nội dung cụ thể như sau: 

2.1 Đối với hệ thống báo cháy tự động

Thông tư 52/2014/TT-BCA điều 26 có nêu rõ rằng hệ thống báo cháy tự động hoặc bán tự động khi đưa vào hoạt động cần phải bảo trì, bảo dưỡng ít nhất 2 lần trên năm. Vì vậy, ban  quản lý vận hành công trình cần thiết phải triển khai các hoạt động bảo trì - bảo dưỡng hệ thống báo cháy - PCCC theo định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng và khả năng hoạt động của thiết bị. 

2.2 Đối với hệ thống chữa cháy tự động

          Trong Điều 27, thông tư 52/TT-BCA, Nhà nước đã quy định việc bảo trì - bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động và bán tự động cần triển khai định kỳ 1 năm 1 lần. Việc bảo trì, bảo dưỡng của hệ thống này phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và quy định về PCCC.

3. Quy trình bảo dưỡng hệ thống PCCC

          Tuỳ theo hệ thống phòng cháy – PCCC của mỗi toà nhà mà việc bảo trì - bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy PCCC sẽ khác nhau. Thông thường, đối với các quy trình bảo trì hệ thống báo cháy được liên kết thành chuỗi hoạt động lliên tục và tuần tự. 

3.1 Quy trình bảo trì - Bảo dưỡng hệ thống báo cháy

          Hệ thống báo cháy thực hiện việc giám sát liên tục và tự động 24/24. Đối với những dấu hiệu phát sinh đám cháy, hệ thống báo cháy sẽ thông báo đầy đủ thông tin ngay lập tức bằng các phương thức như loa, còi, chuông, tin nhắn hoặc điện thoại,…. Chính vì vậy, nhân viên bảo trì kĩ thuật công trình cần phải nắm rõ quy trình hoạt động của thiết bị báo cháy.
Quy trình bảo trì
 - bảo dưỡng hệ thống báo cháy - PCCC bao gồm các bước sau:

  • Trung tâm báo cháy: Kiểm tra thông số kỹ thuật của tủ trung tâm. Kiểm tra điện áp nguồn cấp cho tủ. Kiểm tra hoạt động của bộ phận điều khiển. Kiểm tra nguồn dự phòng cho tủ. Vệ sinh các tiếp điểm, bo mạch chính. Test lại toàn bộ tủ sau khi đã kiểm tra, vệ sinh.

  • Đầu báo khói: Kiểm tra tín hiệu các đầu báo khói. Vệ sinh đầu báo, các tiếp điểm đấu nối. Test lại hoạt động của đầu báo (test khói). Kiểm tra hoạt động của các điện trở cuối nguồn.

  • Đầu báo nhiệt: Kiểm tra tín hiệu các đầu báo nhiệt. Vệ sinh đầu báo, các tiếp điểm đấu nối. Test lại hoạt động của đầu báo (test nhiệt). Kiểm tra hoạt động của các điện trở cuối nguồn.

  • Chuông báo cháy: kiểm tra chuông. Vệ sinh các tiếp điểm đầu nối dây.

  • Nút ấn khẩn: Kiểm tra tín hiệu hoạt động của nút ấn.

  • Đèn báo phòng: Kiểm tra tín hiệu hoạt động của đèn báo phòng.

  • Kiểm tra đường dây hệ thống: Kiểm tra trục đường dây kết nối các thiết bị về trung tâm.

  • Kiểm tra hệ thống đèn thoát hiểm Exit và đèn chiếu sáng sự cố.

3.2 Quy trình bảo trì - bảo dưỡng hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler

Sprinkler là gì?
          Sprinkler là đầu phun nước chữa cháy trong hệ thống chữa cháy nước tự động. Đầu phun sprinkler được kích hoạt khi nhiệt độ của đám cháy đạt ngưỡng kích hoạt chữa cháy của bộ cảm biến nhiệt trên đầu phun. Đầu phun sprinkler thực hiện đồng thời hai chức năng vừa là cảm biến nhiệt, vừa là vòi phun nước. Đầu chữa cháy sprinkler được phân bố theo tuyến ống và số lượng được quy định trên một diện tích thiết kế. Dưới đây là các bước bảo trì
 - bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy - PCCC Sprinkler như sau:
          Trước khi ngắt van chính hệ thống chữa cháy để tiến hành bảo trì nên xin phép và thông báo đến bộ phận có liên quan cũng như những người bị ảnh hưởng bởi hành động này.

  • Tiến hành kiểm tra các đầu phun, sprinkler có dấu hiệu ăn mòn hoặc rò rỉ phải được thay thế. 

  • Đầu phun không được sơn, mạ, tráng, hoặc thay đổi khác so với lúc sản xuất; sprinkler bị thay đổi phải được thay mới.

  • Các sprinkler sau khi xảy ra hỏa hoạn mà vẫn chưa kích hoạt nếu bị tiếp xúc với các chất sinh ra do cháy mà không làm sạch được bằng vải hoặc bàn chải lông thì phải thay thế.

  • Thường xuyên kiểm tra sự ăn mòn của sprinkler để đảm bảo tính toàn vẹn của đầu phun trong môi trường lắp đặt.

  • Khử cặn đường ống cấp nước

  • Kiểm tra hệ thống van và điều khiển bơm

  • Bảo trì bơm chữa cháy

3.3 Quy trình bảo trì - bảo dưỡng hệ thống chữa cháy vách tường

          Hệ thống chữa cháy vách tường được lắp đặt khá phổ biến ở các công trình lớn. Hệ thống chữa cháy vách tường được cung cấp nước bởi hệ thống bơm tự động kết hợp với hệ thống họng lấy nước. Khi mở van khoá tại tủ PCCC, ngay lập tức dòng nước áp lực cao sẽ phun trào để phục vụ công tác chữa cháy. Dưới đây là quy trình bảo trì - bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy - PCCC vách tường.

  • Kiểm tra vệ sinh thường xuyên vị trí của thiết bị

  • Kiểm tra vệ sinh thiết bị, máy móc các hệ thống: Máy bơm xăng, diesel, các đường ống, sprinkler và valve cứu hỏa

  • Cho chạy máy bơm để kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy

  • Kiểm tra, vệ sinh cầu giao, điều khiển máy bơm.

  • Kiểm tra, vệ sinh thiết bị đo lường điện áp

  • Kiểm tra, vệ sinh tiếp điểm đầu máy rơ le và điểm ngắt hẹn giờ

  • Kiểm tra sự tăng nhiệt của diesel và tốc độ quay

  • Kiểm tra hoạt động đường ống dẫn nước và đồng hồ đo áp lực nước.

3.4 Quy trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống bơm chữa cháy

          Máy bơm chữa cháy có tác dụng cung cấp nước tạo áp lực cao tới các hệ thống chữa cháy. Chính vì thế, hệ thống bơm chữa cháy thường được trang bị ở các công trình là nhà máy xí nghiệp, các tòa nhà chung cư, cao ốc văn phòng, trường học, bệnh viện, .... Dưới đây là quy trình bảo trì - bảo dưỡng bơm của hệ thống phòng cháy chữa cháy - PCCC cơ bản:

  • Kiểm tra toàn bộ bulong ốc vít bắt chặt các bộ phận hay chưa.

  • Kiểm tra hệ thống nước làm mát cho máy bơm cứu hoả để đảm bảo nhiên liệu luôn đầy đủ.

  • Luôn luôn kiểm tra hệ thống điện dẫn truyền, sự bắt chặt bình ắc quy với kệ đỡ.

  • Kiểm tra độ kín của các chân zoong mồi nước đặc biệt là dầu bôi trơn cho động cơ.

3.5 Quy trình bảo trì - bảo dưỡng hệ thống đèn thoát hiểm, chiếu sáng khẩn cấp

Đèn thoát hiểm – exit là gì?

          Đèn thoát hiểm -  exit  là thiết bị chỉ dẫn vị trí của đường thoát nạn gần nhất theo mũi tên hiển thị trên đèn trong các trường hợp khẩn cấp, nhằm giúp việc sơ tán mọi người đến nơi an toàn một cách nhanh chóng nhất. 
          Đèn thoát hiểm thường được lắp đặt ở những địa điểm công cộng, những nơi đông người: các tòa nhà cao tầng, các khu chung cư, trung tâm thương mại, các cơ quan, trường học, các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất...

Tác dụng của đèn thoát hiểm - exit khi thoát hiểm

          Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, có thể chúng ta gặp phải  những tình huống như: chúng ta đang đi chơi trong một khu trung tâm thương mại, chúng ta đang làm việc tại khu vực nhà máy, các xưởng sản xuất, và gần với chúng ta nhất hiện nay đó là khu vục tầng hầm, nhà để xe… thì những sự cố bất ngờ luôn có thể xảy ra mà chúng ta không thể lường trước được.  Lúc này chúng ta sẽ phải tìm lối thoát ra ngoài, quan trọng hơn hết là khi xảy ra sự cố như hỏa hoạn mà chúng ta lại mất phương hướng không biết đi theo hướng nào để thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.
Để xử lý những tình huống như vậy các công trình khi xây dựng người ta cũng đã sử dụng lắp đặt một hệ thống đèn đó là đèn thoát hiểm EXIT. 
          Tác dụng chính của đèn thoát hiểm EXIT là chỉ dẫn hướng di chuyển để thoát nạn khi xảy ra sự cố một cách an toàn và nhanh chóng nhất.
Đèn chiếu sáng khẩn cấp emergency (gọi tắt là đèn sạc khẩn cấp) là gì?
          Đó là loại đèn được dùng trong trường hợp thoát hiểm hoặc mất điện đột ngột, thuộc dòng đèn sạc siêu sáng nên cho độ sáng cực tốt giúp chiếu sáng các tình huống bất ngờ khi hệ thống điện bị ngắt đột ngột, tránh những thiệt hại trong sinh hoạt và sản xuất, đồng thời đảm bảo an toàn, an ninh trong khu vực công cộng.
Quy trình bảo trì
 - bảo dưỡng hệ thống đèn thoát hiểm, đèn chiếu sáng khẩn cấp như sau:

  • Khi thi công bảo trì, nhân viên sẽ tiến hành ngắt điện tạm thời tại khu vực

  • Vệ sinh thiết bị chiếu sáng của tòa nhà

  • Tiến hành xử lý các thiết bị không đạt chất lượng

  • Kiểm tra hạn sử dụng, bình điện, dung lượng của đèn

  • Kiểm tra lại các thiết bị được thay thế

3.6 Quy trình bảo dưỡng hệ thống bình chữa cháy

          Bìnhchữa cháy là thiết bị thông dụng được hầu hết các nhà đầu tư đều lắp đặt trong tòa nhà, chung cư hay văn phòng. Ngoài ra, việc trang bị bình chữa cháy là quy định bắt buộc của luật PCCC. Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sinh hoạt của người sinh sống và làm việc trong công trình. Quy trình bảo trì - bảo dưỡng bình chữa cháy như sau: 

  • Bảo trì bình chữa cháy 1 năm 1 lần

  • Phải được đánh giá bởi công ty sản xuất dù chưa hay đã qua sử dụng

  • Nạp sạc và dán tem theo định kỳ

 

3.7 Quy trình bảo trì - bảo dưỡng đầu báo khói, đầu báo nhiệt

          Hiện nay, việc lắp đặt bảo trì - bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy -  PCCC như vòi phun nước, đầu báo cần được triển khai thực hiện thường xuyên. Việc trang bị thiết bị này sẽ giúp hệ thống phòng cháy chữa cháy – PCCC phát hiện sớm sự cố cháy nổ, qua đó thực hiện chữa cháy nhanh chóng nhằm hạn chế thiệt hại về tài sản và con người tại các công trình. Dưới đây là quy trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống báo cháy:

  • Bước 1: Chuẩn bị thang chữ A, đồng hồ điện áp, bút thử điện, chổi, khăn

  • Bước 2: Tháo đầu khói 1 góc 30 độ

  • Bước 3: Kiểm tra điện áp 18-24V bằng đồng hồ đo điện

  • Bước 4: Vệ sinh thiết bị đầu báo khói và đầu báo nhiệt

3.8 Quy trình bảo trì - bảo dưỡng tủ điện của hệ thống máy bơm PCCC

          Bảo trì - bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa - PCCC đặc biệt là tủ điện cần phải trang bị dụng cụ đo kiểm theo quy định của bộ luật PCCC.
Quy trình bảo trì
 - bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy - PCCC theo các bước cơ bản sau đây:

  • Bước 1: Treo biển bảo dưỡng tại khu vực

  • Bước 2: Ngắt nguồn điện để an toàn khi bảo dưỡng để tiến hành mở khoá tủ và tắt Aptomat điều khiển, tắt nguồn điện cho máy bơm và Aptomat 

  • Bước 3: Dùng bút điện thử lại đã hoàn toàn ngắt điện hay chưa

  • Bước 4: Dùng chổi sơn  vệ sinh toàn bộ thiết bị.

  • Bước 5: Dùng máy hút bụi cầm tay để vệ sinh các bụi bẩn tại khu vực bảo trì

  • Bước 6: Kiểm tra các Role, đầu mút có bị biến dạng hay không

  • Bước 7: Dùng tô vít siết lại toàn bộ ốc vít trong hệ thống

  • Bước 8: Để dây điện gọn gàng

  • Bước 9: Dùng khăn lau vệ sinh sẽ xung quanh tủ

  • Bước 10: Điều chỉnh cho các nút điều khiển phía ngoài tủ

  • Bước 11: Đóng điện trở lại

  • Bước 12: Tháo biển cảnh báo nơi khu vực bảo trì

4. Lựa chọn đơn vị hỗ trợ kiểm tra và bảo trì - bảo dưỡng hệ thống PCCC công trình chuyên nghiệp?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty bảo trì - bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy - PCCC. Việc bảo trì yêu cầu đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp về bảo trì -  bảo dưỡng hệ thống chữa cháy - PCCC. Đồng thời, đội ngũ bảo trì cũng cần hiểu rõ các tính năng và tác dụng của mỗi hệ thống riêng lẻ trong hệ thống phòng cháy chữa cháy - PCCC. 
 
Hiểu được tâm lý nhà đầu tư, MEPER M&E luôn luôn nâng cao chất lượng dịch vụ bảo trì - bảo dưỡng hệ thống phòng cháy chữa cháy - PCCC công trình  để đảm bảo tính mạng con người, tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh. MEPER M&E đặc biệt áp dụng cơ chế “Sikumi” vào quy trình quản lý các hoạt động của toà nhà như bảo trì hệ thống PCCC, vệ sinh, an ninh... 

Thông tin liên hệ:

  • Trụ sở chính: 23/2Fđường 27, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức

  • Website: https://meper.vn/

  • Hotline: 0903.155.881 

A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: Undefined variable: url_page

Filename: news/detail.php

Line Number: 99

" data-numposts="5" data-colorscheme="light" data-width="650">
0903 155 881